"Vua" trong lời đồn

Hơn 1-2 năm trở lại đây, Công nghệ thông tin (CNTT) được mệnh danh là "Vua của các nghề". Cái nhìn này xuất phát từ những người ngoài ngành khi họ nhìn vào mức lương trung bình cao ngất ngưởng của ngành CNTT. Google cụm từ "Top ngành nghề có thu nhập cao nhất", bạn sẽ dễ dàng thấy CNTT luôn chiếm một vị trí trong danh sách đó.

Tuy nhiên, những câu chuyện xoay quanh danh hiệu "nhà vua" này lại ít khi được kể bởi chính những người đang làm trong ngành. Câu chuyện về "thằng em sinh năm 96 Bách Khoa" cũng được kể lại từ góc nhìn của "thằng anh" chứ chưa thấy "thằng em" lên tiếng xác nhận.

Câu chuyện về "thằng em" không phải là vô lý, nhưng số lượng người như vậy chắc chỉ là 1-2% trong ngành. CNTT được miêu tả như một ngành việc nhẹ lương cao (làm 2-3 tiếng một ngày lương tháng vài nghìn USD) cùng với việc "thằng em" Bách Khoa này là tay ngang, trái ngành (từ cơ khí nhảy sang) khiến mọi người ảo tưởng CNTT như một mỏ vàng mà ai cũng có thể đào được.

Nhưng liệu CNTT từ trước đến nay có lúc nào thực sự dễ ăn như vậy? Trong thời điểm này, nó còn "hot" hay không?

The King is dying

Khoảng năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, mọi người buộc phải ở nhà và sử dụng internet nhiều hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến một lượng lớn tiền đổ vào ngành công nghệ (Tech), biến đây trở thành "vua" của các ngành nghề.

Nhờ nguồn lực dồi dào, các công ty công nghệ ồ ạt tuyển dụng nhân sự. Thậm chí, những thực tập sinh không có kinh nghiệm cũng dễ dàng tìm được việc làm.

Tuy nhiên, sau khi COVID-19 qua đi, mọi thứ dần trở lại bình thường. Dòng tiền đổ vào các công ty công nghệ bắt đầu giảm sút. Cùng với đó, việc phải "nuôi" một lượng lớn nhân viên được tuyển dụng ồ ạt trong thời kỳ COVID-19 khiến các công ty này gặp khó khăn.

Cuối năm 2022 và đầu năm 2023, báo đài tràn ngập tin tức về việc các công ty công nghệ sa thải hàng loạt nhân viên. Mỗi đợt sa thải có thể lên đến hàng nghìn người. Làn sóng sa thải này đã gây ra nhiều hậu quả cho cả người lao động và ngành công nghệ. Nhiều người mất việc làm, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới. Ngành công nghệ cũng bị ảnh hưởng về uy tín và sức hấp dẫn.

layout

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy:

  • Đầu năm 2023: Làn sóng sa thải mạnh mẽ nhất, với số lượng nhân viên bị sa thải cao nhất.
  • Cuối năm 2023: Làn sóng sa thải dần lắng dịu.

Nhiều người tưởng chừng "bão" đã qua sau khi sống sót qua năm 2023. Tuy nhiên, đầu năm 2024 lại chứng kiến một đợt sa thải mới.

  • Số lượng nhân viên bị sa thải trong 2 tháng đầu năm 2024 bằng tổng số nhân viên bị sa thải trong 8 tháng cuối năm 2023, chi tiết xem tại Layoffs.fyi

Sa thải đồng nghĩa với việc tuyển dụng giảm đi. Cùng với đó, sự cạnh tranh tăng cao do những người bị sa thải trước đây cũng đang tìm kiếm công việc khiến cho các thực tập sinh không có kinh nghiệm càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm một công việc như ý. Giờ thì "thằng em 99 Bách Khoa" tay ngang sang CNTT "có rải CV mỏi tay".

Nhưng mà tại sao? Covid đã qua được hơn 1-2 năm rồi mà? Yes, Covid đã là quá khứ và chúng ta đang đứng trước 1 làn sóng mới: AI (Artificial Intelligence)

AI's taking jobs

Oke so với nước ngoài thì độ "nóng" của AI trong ngành mình thấy khá bình thường, thậm chí một số người bạn của mình ko sử dụng AI khi làm việc, chỉ để hỏi đáp bình thường. Nhưng mà AI thật sự khá mạnh trong coding, mình giới thiệu một tool AI cho thằng em mà giờ chắc nó gõ Tab còn nhiều hơn gõ code @@ (gõ Tab để sử dụng code của AI). Hay gần đây là sự ra đời của một con AI Software Engineer - Devin (nghe là biết tạo ra để cạnh tranh với ai rồi), con AI Devin này có thể tự hoàn thành một project từ đầu đến cuối mà ko cần bạn phải gõ 1 dòng code nào luôn.

isay

Nói thêm về con AI Devin, theo nhận định của mấy anh Tech Youtuber nước ngoài thì trình con AI này chưa thực sự đe dọa được đến chén cơm của chúng ta, do nó chỉ giỏi generate code thôi mà ko có cái nhìn tổng quan và đưa ra được quyết đinh phù hợp với project. Bạn bảo nó "Dựng cho tao một cái blog" bằng framework nào thì nó sẽ trả cho bạn source code của framework tương ứng. Nó rất giỏi nghe lời, nhưng trường hợp để ra được kết quả tốt nhất thì người ra lệnh, bạn đấy 🫵 phải biết framework nào là phù hợp project là cái blog của mình, bạn chính là người ra quyết định. Và nếu có bug xảy ra thì bạn chính là người fix, biết được framework nào phù hợp nhất, fix được bug thì bạn cũng phải cần có kinh nghiệm hay từng làm cái đấy rồi -> Coder vẫn còn chỗ đứng.

Kết

Ngành CNTT đang bước vào giai đoạn mới, Việt Nam ko phải đầu ngọn sóng nên giờ cũng chỉ nhìn mấy anh Tây xoay sở thế nào trong giai đoạn này để đến lúc mình gặp đỡ bỡ ngỡ.

Tuy nhiên, cũng không thể biết trước được liệu AI chỉ là một xu hướng tạm thời hay sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Giống như bong bóng dotcom trong lịch sử, mọi thứ đều khó đoán trước.

Dù vậy, AI đang có tác động lớn đến thế giới, và bài blog này cũng có sự hỗ trợ lớn của AI (biên tập và tạo hình ảnh).